TIN TỨC
TP.Hồ Chí Minh: Nỗ lực hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải rắn
Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn đô thị, đến nay TP.HCM đảm bảo tiếp nhận và xử lý an toàn khối lượng chất thải rắn phát sinh. Toàn bộ công trình xử lý chất thải rắn đô thị đều được đầu tư, xây dựng và vận hành bởi nguồn vốn ngoài ngân sách, thành phố chỉ phải chi trả chi phí vận hành và thực hiện các công tác quản lý hành chính.
Mỗi ngày, TP.HCM thải ra hơn 7.200 – 8.100 tấn chất thải rắn sinh hoạt, trong đó khối lượng thu gom và chôn lấp khoảng 6.400 – 6.700 tấn. Trong đó, khoảng 1.200 – 1.500 tấn chất thải công nghiệp không nguy hại và  250 – 350 tấn chất thải công nghiệp nguy hại, 14 – 18 tấn chất thải rắn y tế nguy hại, 900 – 1.200 tấn chất thải rắn xây dựng (xà bần). Bên cạnh chất thải rắn, bùn thải các loại phát sinh từ hoạt động làm sạch mạng lưới thoát nước, nạo vét kênh rạch, từ các trạm xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp, xử lý nước cấp, bể tự hoại, công trường xây dựng, …với khối lượng 3.000 – 4.000 tấn/ngày cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường và làm mất cảnh quan của thành phố, nhưng chưa được quản lý đầy đủ.
Hướng tới công nghệ mới
Ông Đào Anh Kiệt – Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM cho biết:  Để có thể quản lý lượng chất thải đa dạng và khổng lồ nói trên, từ nhiều năm nay thành phố đã hình thành một hệ thống kỹ thuật thu gom từ nguồn phát sinh, trung chuyển và vận chuyển, tái chế, xử lý và chôn lấp rộng khắp, phủ kín trên địa bàn 352 phường xã của 24 quận huyện. Các công ty và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn đã đầu tư cơ sở vật chất to lớn và nhân lực đông đảo để vận hành hệ thống trên với hơn 7.900 nhân công làm việc trong các công ty TNHH MTV DVCI và Hợp tác xã (2.400 công nhân quét và vệ sinh đường phố, 1.500 công nhân thu gom rác công lập và 4.000 người thu gom rác dân lập), khoảng 12.000 nhân công làm việc trong các cơ sở tái chế, hơn 2.500 xe đẩy tay 660L, 1.000 xe ba/bốn bánh tự chế, 200 xe tải nhỏ 550 kg, 570 xe cơ giới các loại (trong đó có 261 xe tải vận chuyển 4 – 15 tấn/xe); 47 trạm trung chuyển, hơn 1.200 cơ sở thu mua, phân loại và tái chế phế liệu.
Từ cuối năm 2007, thực hiện chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn đô thị, đến nay thành phố đảm bảo tiếp nhận và xử lý an toàn khối lượng chất thải rắn phát sinh. Đặc biệt, toàn bộ công trình xủ lý chất thải rắn đô thị của thành phố đều được đầu tư, xây dựng và vận hành bởi nguồn vốn ngoài ngân sách, thành phố chỉ phải chi trả chi phí vận hành và thực hiện các công tác quản lý hành chính.
Trong đó, Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc – Củ Chi (do Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị làm chủ đầu tư) và Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước ( do Công ty TNHH  Xử lý chất thải rắn Việt
Nam làm chủ đầu tư) được xây dựng và đưa vào hoạt động đang tiếp nhận hơn 6.000 tấn chất thải rắn/ngày, có khả năng tiếp nhận đến 14.000 – 16.000 tấn/ngày và cao hơn, đảm bảo an ninh và an toàn xã hội trong công tác quản lý chất thải rắn cho đến năm 2025.  Ngoài ta, Nhà máy xử lý chất thải rắn đô thị thành phân vi sinh của Cty CP Vietstar (Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc) đang tiếp nhận và xử lý 600 tấn/ngày. Nhà máy xử lý chất thải rắn đô thị thành phân vi sinh của Cty CP Tâm Sinh Nghĩa (Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc) bắt đầu hoạt động tiếp nhận 100 tấn/ngày ( công suất 1.000 tấn/ngày).
Nâng cao trình độ nguồn nhân lực
Với hai loại hình công nghệ xử lý chất thải rắn là chôn lấp vệ sinh và sản xuất compost đang áp dụng và hoạt động ổn định, thành phố đã có đủ điều kiện để chuyển sang giai đoạn thứ hai kêu gọi đầu tư các loại hình công nghệ mới, tái chế cao hơn, đặc biệt là tái chế chất thải và tái sinh năng lượng (điện và nhiệt), giảm tối đa lượng chất thải rắn đổ vào bãi chôn lấp.
Sự ra đời của phòng Quản lý Chất thải rắn và Qũy Tái chế. Đây là tổ chức hành chính và hành chính sự nghiệp chỉ có ở TP.HCM do nhu cầu về quản lý chất thải với khối lượng khổng lồ (gấp 3 lần Hà Nội) và hoạt động tái chế phức tạp. Sau 10 năm xây dựng và không ngừng hoàn thiện nhân lực của phòng Quản lý chất thải rắn tăng từ 5 đến 24 người trong đó có 1 tiến sĩ và 18 thạc sĩ, hầu hết đều được đào tạo và tập huấn ở các nước Hà Lan, Anh, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, … Nhiều khóa đào tạo và huấn luyện cho cán bộ, công chức, viên chức các quận huyện do cán bộ của phòng Quản lý chất thải rắn trực tiếp thực hiện. Các kinh nghiệm và kiến thức về quản lý chất thải của TP.HCM là cơ sở cho việc xây dựng các qui định, qui chuẩn và tiêu chuẩn, chính sách và luật Môi trường của Việt Nam trong lĩnh vực quản lý chất thải.
Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn, Sở TN&MT phối hợp với các đơn vị tổ chức phân loại chất thải rắn tại nguồn cho 03 chợ đầu mối: Tam Bình (quận Thủ Đức), Hóc Môn, Bình Điền (quận 8); toàn bộ siêu thị thuộc hệ thống Co- op mart; Khu công nghệ cao (quận 9); Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7); các siêu thị khác trên địa bàn…với khối lượng thu gom hàng trăm tấn/ngày. Năm 2013, Sở TN&MT sẽ triển khai phân loại chất thải rắn tại nguồn cho 13 KCN, 02 KCX còn lại; phối hợp với Cục Môi trường TP.OSAKA (Nhật Bản) triển khai thí điểm phân loại ở các hộ dân phường Bến Nghé (quận 1) và phường 14 (quận Bình Thạnh).
Đặc biệt, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi đã được TP.HCM triển khai sâu rộng, đem lại nhiều kết quả bước đầu.
Nhiệm vụ đến năm 2015
Ông Đào Anh Kiệt cho biết, Sở TN&MT đặt ra chỉ tiêu đến năm 2015, đảm bảo  thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải y tế đúng tuyền 100%. Theo đó, Thành phố sẽ khẩn trương xây dựng quy hoạch tổng thể về xử lý chất thải rắn trên địa bàn; sửa đổi quy định về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường để tăng dần thu phí, bù đắp ngân sách và tiến tới ai sử dụng dịch vụ phải trả tiền; quy hoạch hệ thống trung chuyển rác và xây mới các trung chuyển rác với công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường (không gây ô nhiễm mùi, nước thải, tiếng ồn…); xây dựng và triển khai kế hoạch đấu thầu thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt giai đoạn 2015 – 2020.
Đồng thời, TP.HCM sẽ tiếp tục đảy mạnh tuyên truyền, giữ gìn vệ sinh đô thị trên các phương tiện thông tin đại chúng;  Triển khai và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước; đẩy mạnh hợp tác quốc tế  trong lĩnh vực môi trường để tìm kiếm công nghệ mới và nguồn tài chính đầu tư mới… 
Nguyễn Thanh (Theo monre.gov.vn)
Thành phố Buôn Ma Thuột
28oC
Độ ẩm: 86%C
Tốc độ gió: 14 km/hkm/h
v
Công ty Cổ Phần Đô thị & Môi trường Đắk Lắk
Địa chỉ : 01 Đào Duy Từ - P.Thống Nhất - TP.Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk
Điện thoại : 05003.816886 - 05003.856522 . Fax : 05003.816886 - 05003.856522
Email : vipsmubmt@dng.vnn.vn
Công ty cổ phần Đô thị & Môi trường Đắk Lắk
Địa chỉ : 01 Đào Duy Từ - P.Thống Nhất - TP.Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk
Điện thoại : 0262.3816886 - Fax: 0262.3816886
Email : dakurenco@moitruongdothidaklak.com.vn
Hotline1: 0849.890.333
Hotline 2: 0845.814.333
Hot line 3: 0847.401.222
Trung tâm Công nghệ & Dịch vụ Nội dung - VNPT Đắk Lắk